
Văn hoá Tây Nguyên là một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng đồng bằng. Cùng iHOMESTAY.VN khám phá vài nét văn hóa Tây Nguyên làm nên lịch sử này.
1. Văn hóa Cồng Chiêng- Văn hóa Tây Nguyên
Văn hóa Cồng Chiêng được UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Đây được coi là niềm tự hào của một dân tộc và là sự kiện có ý nghĩa to lớn.

Cồng chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên.

Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng.
Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng.
Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người.
Giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng.
Giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy
Giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử.
2. Sử thi Tây Nguyên- Văn hóa Tây Nguyên
Sử thi hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại. Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy.



3. Lễ hội truyền thống- Văn hóa Tây Nguyên
Bao trùm lên tất cả trong đời sống tinh thần người Tây Nguyên là lễ hội truyền thống. Biểu thị những quan niệm về con người, về vũ trụ thô sơ, chất phác nhưng họ rất tin thờ. Lễ hội là hội vui, cuốn hút cộng đồng, dòng tộc khác và buôn lân cận. Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy.


Tác giả: Thanh Thanh
Ghi rõ nguồn iHOMESTAY.vn khi đăng tải lại bài viết này.