
Lễ hội văn hóa gò Đống Đa được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và khách thập phương đã đổ về Lễ hội. Cùng iHOMESTAY.VN khám phá đôi nét về lễ hội văn hóa gò Đống Đa
1. Lịch sử- Lễ hội văn hóa gò Đống Đa
Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò
Mùng 5 tết trận thắng to
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Hằng năm mở hội tưng bừng
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông
Noi gương chiến đấu anh hùng
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta
Gò Đống Đa, Hằng Phương, in trong sách giáo khoa Tập đọc lớp 2, quyển 2 trang 47, năm 2000

Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Gò Ðống Ða trở thành di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

2. Lễ hội – Lễ hội văn hóa gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa diễn ra tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân. Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Quốc kỳ và cờ của ngày hội thi nhau bay phấp phới như chào đón du khách muôn phương.



3. Chương trình lễ hội- Lễ hội văn hóa gò Đống Đa
Chương trình buổi lễ mỗi năm thường chia làm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm dâng lễ, ngũ bái khấn đầu( nghi lễ tế vua) và cuối cùng là đánh 2 hồi trống chuông xin phép thần linh, vua chúa tướng lĩnh. Dâng lễ thường là cổ xôi yến tầng, mâm đầu lợn, mâm con gà, trầu rượu, vàng hương,…

Phần hội gồm đánh trống hiệu lệnh của nghĩa quân Tây Sơn, tổ chức rước rồng lửa, đọc diễn văn, đọc những câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung và biểu diễn múa rồng, múa lân, múa võ cổ truyền, múa côn quyền, múa gậy đánh đuổi giặc ngoại xâm.


Tác giả: Thanh Thanh
Ghi rõ nguồn iHOMESTAY.vn khi đăng tải lại bài viết này.