
Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất cao nguyên đá với phong cảnh hùng vĩ, những con đường quanh co bất tận. Hà Giang còn đẹp bởi sắc hoa và tình người nơi đây. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch Hà Giang, đừng quên bỏ túi cho mình những kinh nghiệm du lịch mà iHOMESTAY.VN sẽ giới thiệu trong cẩm nang du lịch Hà Giang từ A đến Z dưới đây để có chuyến đi tuyệt vời nhé!
1. Thời điểm thích hợp du lịch – Cẩm nang du lịch Hà Giang
Hà Giang là một địa điểm đến được dân du lịch đánh giá là địa điểm “mùa nào cũng đẹp” được thể hiện như từ giữa tháng 12 đến tháng 2 thì lần lượt là thời gian của hoa mận hoa đào nở rộ. Khoảng tháng 6 đến tháng 8 Hà Giang luôn có nắng là thời điểm thích hợp để thăm quan và chụp ảnh tại cao nguyên đá Đồng Văn. Khoảng tháng 9 là mùa lúa chín du khách sẽ được thấy những thửa ruộng bậc thang vàng óng ánh bạt ngàn trên những đồi. Tháng 10 đến tháng 11 là mùa hoa Tam Giác Mạch đẹp bạt ngàn với những đường hoa đẹp mê hồn du khách.

2. Phương tiện đi lại
Có nhiều cách đi lại mà bạn có thể tham khảo trong cuốn cẩm nang du lịch Hà Giang này:
Khoảng cách từ Hà Nội tới Hà Giang khoảng 300km. Vì vậy có rất nhiều lựa chọn phương tiện du lịch cho mình.
Máy bay
Từ Sài Gòn, căn cứ giờ xe ô tô chạy ở Hà Nội để đặt vé máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội (thời gian bay mất khoảng 2h). Điểm đón khách của nhà xe cách sân bay Nội Bài hơn 1km nằm ngay ở đoạn rẽ ở QL2 – Hà Nội đi Hà Giang.
Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển.
Xe khách
Bạn có thể tiết kiệm thời gian và sức lực bằng cách đi xe khách bắt ở bến xe Mỹ Đình tới thành phố Hà giang. Giá xe giường nằm là 200.000 đồng/ người. Thời gian di chuyển mất khoảng 4-5 giờ đồng hồ. Tới thành phố, bạn có thể thuê xe máy giá khoảng 120.000đ/xe để khám phá Hà Giang.
Xe Máy
Bạn là một người thích “phượt” bạn có thể chinh phục Hà Giang hoàn toàn bằng xe máy. Bạn sẽ mất khoảng 8 đến 10 tiếng tùy theo tốc độ và số lượng thành viên trong đoàn.
3. Địa điểm tham quan
Cao nguyên đá Đồng Văn – Huyền bí một màu đá xám
Kỳ quan thứ nhất là Cao nguyên đá Đồng Văn. Nơi đây đã tạo nên khung cảnh đá xám, nơi người dân “sống trong đá, chết vùi trong đá” cực kỳ đặc biệt cho Hà Giang.
Hà Giang, mảnh đất xa xôi “chim bay hai lần gãy cánh” mới đến nơi, án ngữ nơi cực Bắc của Tổ quốc. Hà Giang cũng lại là một vùng đất đá cổ xưa vào bậc nhất của Trái Đất. Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2010.

Cửa khẩu Thanh Thủy
Mốc 261(2) là mốc đại trên tuyến biên giới Việt-Trung Nối Hà Giang với Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy – Thiên Bảo. Đây cũng là nơi có cột mốc 261 (Biên giới Việt Nam – Trung Quốc) và đường sang khu du lịch Châu Vân Sơn. Cửa khẩu cách Tp Hà Giang khoảng 20km.

Cổng trời và Núi đôi Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển. Đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn.
Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ. Khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa.


Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn). Có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ bãi đỗ xe giữa lưng chừng núi, du khách chinh phục 286 bậc đá lên độ cao 1700m, đặt chân lên đỉnh Lũng Cú.

Dinh Vua Mèo
Khu dinh thự của vua Mèo hay còn được gọi là Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Dinh Vua Mèo với hai hàng sa mộc cao vút ở lối vào được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, mô phỏng theo kiến trúc Trung Quốc (đời Mãn Thanh) với những đường cong, nét lượn, trạm trổ tinh xảo.

Đèo Mã Pì Lèng
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi. Nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.

Chợ phiên Hà Giang
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa trong đời sống của người dân Hà Giang. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa. Chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây.

Phố cổ Đồng Văn
Phố Cổ là điểm đến không thể bỏ qua khi tới du lịch Hà Giang. Bởi sức hút của phố Cổ nằm ở những mái ngói âm dương cổ kính từ những ngôi nhà cổ. Ở phiên chợ cuối tuần đông đúc nhộn nhịp mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Ở những chiếc đèn lồng rực rỡ treo trong phố. Bởi rượu ngô nồng hơi men. Bởi Đồn Cao- nơi có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả thị trấn Đồng Văn.

4. Ẩm thực
Bánh cuốn Đồng Văn

Cơm lam Bắc Mê

Bánh tam giác mạch

Thắng cố

Thắng dền

Xôi ngũ sắc

5. Mua gì làm quà ở Hà Giang?
Rượu ngô Hạ Thổ

Táo mèo

Mật ong bạc hà

6. Nơi ở
Vì là huyện miền núi nên nhà nghỉ hoặc khách sạn tại Đồng Văn không phổ biến nhiều như dưới miền xuôi được. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Các nhà nghỉ và khách sạn cũng được xây dựng nhiều hơn để phục vụ cho du khách khi tới đây.
Đối với những du khách yêu thích hình thức phượt, muốn tiết kiệm chi phí thì guest house, homestay ở Hà Giang cũng vô cùng đa dạng. Bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Hi vọng qua bài viết cẩm nang du lịch Hà Giang từ A – Z mà iHOMESTAY.VN chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn đang có dự định ghé thăm thành phố này có thể lên được kế hoạch tốt nhất để có một chuyến đi tuyệt vời nhất.
Tác giả: Kim Ngân
Ghi rõ nguồn iHOMESTAY.vn khi đăng tải lại bài viết này.